Dịch vụ ĐTM.
Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường (hay còn gọi là hậu thẩm ĐTM) là một hồ sơ môi trường mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được cấp giấy phê duyệt ĐTM (đối với các dự án đầu tư chuẩn bị triển khai xây dựng) cần phải báo cáo về công tác thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.
- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường (hay còn gọi là hậu thẩm ĐTM) là một hồ sơ môi trường mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được cấp giấy phê duyệt ĐTM (đối với các dự án đầu tư chuẩn bị triển khai xây dựng) cần phải báo cáo về công tác thực hiện các công trình bảo vệ môi trường.
- Báo cáo được thực hiện trình cơ quan quản lý môi trường kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức, là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của dự án.
1. Căn cứ pháp luật báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Nghị định số 179/2013NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 4/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Đối tượng phải lập báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
- Các dự án được yêu cầu phải thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường được thể hiện cụ thể tại cột 4 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là cơ quan phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
3. Hồ sơ báo cáo lập báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường
3.1. Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm
Lập và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM trước ít nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm theo mẫu số 09 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
3.2. Lập báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường:
Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án bao gồm:
+ Một (01) văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
+ Bảy (07) bản báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án, kèm theo kết quả quan trắc trong quá trình vận hành thử nghiệm và hồ sơ hoàn công các công trình bảo vệ môi trường đã được hoàn thành;
+ 01 bản sao quyết định phê duyệt kèm theo bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
+ 01 văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý của dự án.
4. Nội dung báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
Nội dung của báo cáo trình bày các công trình bảo vệ môi trường đã được đầu tư xây dựng bao gồm:
- Công trình thu gom, xử lý nước thải;
- Công trình xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn;
- Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại;
- Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác cũng như kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, cụ thể như sau:
a) Công trình xử lý nước thải
+ Mô tả các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước; vị trí của các công trình này kèm theo sơ đồ minh họa;
+ Công trình xử lý nước thải đã được xây lắp: mô tả rõ về quy trình công nghệ, quy mô công suất, các thông số kỹ thuật của công trình, các thiết bị đã được xây lắp đảm bảo đáp ứng về nhu cầu xử lý nước thải phát sinh từ dự án và chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép;
+ Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải.
b) Công trình xử lý bụi
+ Liệt kê đầy đủ các công tình, biện pháp xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt;
+ Nguồn gốc và hiệu quả xử lý của thiết bị xử lý bụi, khí thải đã được lắp đặt;
+ Kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý bụi, khí thải.
c) Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn
Mô tả công trình lưu giữ chất thải rắn; nêu rõ quy mô, thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải rắn trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.
d) Công trình lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Mô tả công trình lưu giữ chất thải nguy hại; nêu rõ quy mô, các thông số kỹ thuật kèm theo thiết kế chi tiết của các công trình xử lý chất thải trong trường hợp chủ dự án tự xử lý.
e) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Phụ lục kèm theo báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, bao gồm:
+ Các bản vẽ kỹ thuật hoặc hồ sơ thuyết minh công trình bảo vệ môi trường;
+ Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận của các thiết bị xử lý môi trường đồng bộ nhập khẩu hoặc đã được thương mại hóa;
+ Các phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải;
+ Biên bản nghiệm thu các công trình bảo vệ môi trường hoặc các văn bản khác có liên quan đến công trình bảo vệ môi trường.
Theo ghi nhận trong quá trình MICCO tư vấn hồ sơ môi trường cho các doanh nghiệp, chúng tôi thấy rằng bản báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường là một hồ sơ môi trường mà các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thường không thực hiện đúng theo quy định của Luật, Nghị định và Thông tư về môi trường trước khi đi vào vận hành, hoạt động chính thức.
Nếu vi phạm, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 11 của Nghị định số 179/2013NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thư viện hình ảnh
Các sản phẩm khác
- Hotline hỗ trợ (+84)24.3864.2778
- Tư vấn thủ tục pháp lý (+84)24.3864.2778
- Tư vấn sử dụng sản phẩm (+84)24.3864.2778